Trong ngày tết trung thu nhạc thiếu nhi không chỉ tạo ra một không khí vui vẻ, náo nhiệt mà còn là một hình ảnh tượng trưng cho nét đẹp văn hóa. Chúng ta sẽ cùng điểm qua một số giai điệu tươi vui, ý nghĩa mà những bài nhạc thiếu nhi thường vang lên trong ngày tết trung thu truyền thống.
Chiếc đèn ông sao
Suốt 60 năm qua, hình ảnh chiếc đèn ông sao đã không còn xa lạ đối với mọi người trong ngày lễ trung thu nữa. Và dĩ nhiên, bài hát Chiếc đèn ông sao ra đời cũng dành riêng cho ngày tết thiếu nhi này.
Đây là một trong những ca khúc nhạc thiếu nhi không thể thiếu vào ngày Rằm tháng Tám giai điệu bài hát rộn ràng lẫn tiếng trống cùng với màu sắc tươi vui của bầu không khí lễ hội chắc chắn sẽ giúp cho bạn có ấn tượng mạnh mẽ không thể nào quên.
Rước đèn tháng Tám
Rước đèn tháng Tám là bài hát được viết ra bởi tác giả Đức Quỳnh, phát hành vào năm 1950. Đây cũng được xem là một bài nhạc trung thu dành cho thiếu nhi lâu đời đi vào tiềm thức của rất nhiều thế hệ.
Khi giai điệu bài hát vang lên, dù là trẻ nhỏ hay người lớn cũng sẽ cảm thấy vô cùng hào hứng, chờ đợi ngày lễ hội trăng rằm diễn ra. Với cá từ sôi động, mọi ký ức tươi đẹp của tuổi thơ sẽ ùa về. Bạn sẽ nhìn thấy hình ảnh xinh đẹp của chị Hằng Nga trong lời bài hát mà nhạc sĩ Đức Quỳnh đã sáng tác.
Bài hát Thằng cuội
Một bài hát tết trung thu nhạc thiếu nhi khác mà bạn trẻ nào cũng biết đó chính là bài hát Thằng Cuội. Bài hát có câu từ vô cùng dân dã, dễ nhớ, gần gũi với tuổi thơ của các bạn trẻ tại Việt Nam.
Hình ảnh Thằng Cuội được tác giả Lê Thương thể hiện vô cùng rõ nét trong bài hát. Lời bài hát đẹp tựa như một bức tranh phong cảnh được khắc họa bởi các từ nhẹ nhàng, thanh khiết.
Ông trăng xuống chơi
Tác giả Phạm duy đã viết bài hát trung thu nhạc thiếu nhi Ông trăng xuống chơi vào năm 1973. Bài hát được rất nhiều bạn nhỏ yêu thích và thường hát vang trong ngày Rằm tháng Tám. Bài hát mang âm hưởng đồng dao, đậm màu sắc dân tộc Việt.
Nhạc sĩ sử dụng ca từ trong sáng, ngây thơ, trong veo đúng với lứa tuổi của các bạn thiếu nhi. Bài hát khiến cho bất cứ ai nghe cũng phải nao lòng nhớ về những ký ức tuổi thơ của mình. Vào ngày tết trung thu, đừng bỏ quên giai điệu này để đón đợi một ngày lễ hội đầy ý nghĩa.
Vầng trăng cổ tích
Vầng trăng cổ tích được sáng tác bởi nhạc sĩ Phạm Đăng Khương vào năm 1979. Mặc dù bài hát không có ca từ quá sôi động như những bài hát trung thu trên nhưng lại tái hiện rất rõ về ngày tết thiếu nhi này. Hình ảnh Chú Cuội, cây đa tái hiện lại vô cùng rõ nét, sinh động.
Qua lời bài hát, các bạn nhỏ còn cảm nhận được cái đẹp của thiên nhiên, của tâm hồn. Nhờ thế, không khí ngày Rằm tháng Tám sẽ trở nên hết sức ấn tượng. Bài hát Vầng trăng cổ tích không chỉ là âm nhạc mà còn là một phần linh hồn của ngày lễ hội đầy ý nghĩa với người Việt Nam này.
Trung thu đang đến gần, trong lòng ai cũng náo nức, hồi hộp, cũng muốn ngày lễ hội đó đến thật nhanh. Chúng ta hãy chuẩn bị thất tốt về thời gian, bánh kẹo, trái cây, đèn lồng để đón trung thu theo đúng truyền thống. Chúng ta cũng đừng quên mở lên những bài hát trung thu nhạc thiếu nhi đầy sôi động, vui tươi, hồn nhiên nhé.